zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Khoa Nội Tim Mạch (Department Of Cardiology)

KHOA NỘI TIM MẠCH
 
  1. Địa chỉ: Tầng 7, Khu Nhà B - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
  2. Điện thoại: 02513887188 / 709
  3. Cơ cấu tổ chức:
Tổng số CBVC: 25 người, trong đó:
+  08 Bác sĩ (01 CK2, 02CK1, 5 BSĐK)
+ 12 Điều dưỡng( Cử nhân 01, Cao đẳng 11)
+ 04 Hộ lý.
  1. Ban lãnh đạo đương nhiệm:
 
 

Trưởng khoa
BS CKII Đinh Đức Hòa
 

GNV Phó khoa
BS CKI Trần Thị Thanh Nga

Điều dưỡng trưởng
CNDD Nguyễn Thị Bích Thảo
 
  1. Một số hình ảnh hoạt động khoa:

Tập thể cán bộ nhân viên khoa
 

Bác sĩ khám cho người bệnh trước phẫu thuật

Phòng khám ngoại trú

Sinh hoạt chuyên môn

BS khám và theo dõi người bệnh
 
Cùng với sự hình thành và phát triển của bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất, khoa Nội Tim Mạch là một trong 3 đơn vị (Nội Tim Mạch, Tim Mạch Can Thiệp và Phẫu Thuật Tim) điều trị chuyên sâu về tim mạch tại bệnh viện. Hiện nay, khoa Nội Tim Mạch  khám và điều trị cho bệnh nhân tim mạch nội trú và ngoại trú như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, các rối loạn nhịp và chuẩn bị bệnh nhân tim mạch giai đoạn chu phẫu, khoa đã triển khai và cập nhật liên tục nhiều quy trình chẩn đoán và điều trị chuẩn các bệnh lý tim mạch theo hướng dẫn điều trị của các hiệp hội Tim Mạch lớn trên thế giới (ACC/AHA- Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, ESC- Hội Tim Mạch Châu Âu), nhằm đem đến cho bệnh nhân những kết quả điều trị tốt.
  1. Chức năng, nhiệm vụ của khoa.
  • Chức năng:
  • Tiếp nhận điều trị nội và ngoại trú các bệnh nội khoa tim mạch.
  • Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế
  • Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh, phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
  • Tham gia phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công
  • Nhiệm vụ
  1. Công tác khám bệnh, chữa bệnh
  • Tổ chức khám và điều trị nội trú và ngoại trú về nội khoa tim mạch như:
Bệnh Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành mạn, hội chứng vành cấp, suy tim, bệnh van tim, các rối loạn nhịp tim, thuyên tắc huyết khối tĩnh  mạch chi, suy dãn tĩnh mạch, bệnh lý tim mạch thai kỳ…
  • Sắp xếp bố trí các buồng bệnh liên hoàn hợp lý tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc người bệnh tim mạch.
  • Sử dụng có hiệu quả các phương tiện cận lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị
  • Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh và chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
  • Thực hiện đúng quy chế bệnh viện, theo dõi chăm sóc người bệnh toàn diện.
  • Tổ chức tuyên truyền giáo dục, tư vấn phòng chống bệnh tim mạch trong bệnh viện và tại cộng đồng.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
  1. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế:
  • Khoa là cơ sở thực hành của một số cơ sở đào tạo nhân lực của ngành y tế.
  • Tham gia đào tạo sinh viên đại học và cao đẳng các trường trong khối ngành sức khỏe theo sự phân công của Giám đốc Bệnh viện.
  • Đào tạo liên tục cho cán bộ, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu.
  • Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp tại Việt Nam có nhu cầu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
  1. Công tác nghiên cứu khoa học:
  • Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các bệnh lý nội khoa, tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của nhân dân theo đúng quy định pháp luật.
  • Chủ trì hoặc tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Giám đốc bệnh viện.
  1. Công tác chỉ đạo tuyến:
  • Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển y tế cơ sở.
  • Thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo tuyến khác khi được phân công.
  1. Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa:
  • Thực hiện chỉ đạo của giám đốc bệnh viện, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt
  • Thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.
  1. Quản lý chất lượng bệnh viện:
  •  Áp dụng, triển khai và xây dựng kế hoạch từng bước thực hiện theo Tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.
  • Tự đánh giá chất lượng, công khai chất lượng hoạt động của Khoa và chịu sự kiểm định chất lượng của Bệnh viện.
  1. Quản lý Khoa:
  • Phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viên về quy hoạch, kế hoạch phát triển Khoa, tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế.
  • Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Khoa theo quy chế bệnh viện.
  • Tạo thêm nguồn kinh phí cho Khoa từ các dịch vụ y tế theo quy định của bệnh viện và quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bệnh viện
  1. Lịch sử hình thành khoa
Khoa Nội Tim mạch - Lão học Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai được thành lập tháng 3 năm 2007. Là một khoa lâm sàng, có nhiệm vụ khám và điều trị các bệnh lý tim mạch người lớn. Tháng 8 năm 2008, Khoa Nội Tim mạch - Lão học được xây mới và đi vào hoạt động có 104 giường. Sau khi thành lập Khoa Tim mạch Can thiệp, khoa đã chuyển chỉ tiêu 10 giường cho Khoa Tim mạch Can thiệp, còn lại 94 giường. Tháng 4 năm 2018, để đáp ứng chuyên sâu của bệnh viện đa khoa hạng I, Khoa Nội Tim mạch - Lão học tách thành  khoa Nội Tim mạch - Lão học và Khoa nội Thần kinh.
Hiện khoa có 54 giường điều trị nội trú, trong đó có 7 giường cấp cứu với đầy đủ các dụng cụ cấp cứu, máy theo dõi liên tục điện tim, huyết áp, độ bão hòa oxy, máy phá rung.
  1. Hình ảnh kỹ thuật đang thực hiện:
    1. Holter điện tâm đồ:
Holter điện tâm đồ được phát minh vào năm 1949 bởi kỹ sư người Mỹ Norman J.Holter. Phương pháp này ghi lại điện tâm đồ liên tục trong suốt thời gian đeo máy thông qua một số điện cực dán trên ngực. Holter điện tâm đồ thường kéo dài 24 hoặc 48 giờ.
Thông qua Holter điện tâm đồ, bác sĩ có thể theo dõi được nhịp tim của người bệnh cùng với thời điểm người bệnh xuất hiện triệu chứng, nhờ đó có được nhiều thông tin giá trị để theo dõi và chẩn đoán nhiều tình trạng, mà hiệu quả nhất là rối loạn nhịp tim.
  1. . Sốc điện chuyển nhịp:
 
Sốc điện là phương pháp sử dụng năng lượng điện để khôi phục lại nhịp tim bình thường cho bệnh nhân. Đây là phương pháp đơn giản và có tác dụng nhanh trong điều trị một số trường hợp rối loạn nhịp nhanh: Rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, rung thất,... Cụ thể, sốc điện có vai trò dập tắt các rối loạn nhịp nhanh đang chiếm quyền chủ nhịp của nhịp xoang, giúp nhịp xoang trở lại với vai trò chủ nhịp.
 
 
  1. Phát triển siêu âm tim cấp cứu tại giường:
Siêu âm tim cấp cứu tại giường là một kỹ thuật thăm dò không xâm nhập rất cần thiết trong hồi sức cấp cứu các người bệnh nặng, giúp cho các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán nhanh một số các rối loạn tim mạch, từ đó đưa ra biện pháp điều trị tích cực và hiệu quả hơn.
 
  1. Những thành tích nổi bật, đặc biệt từ năm 2017 đến nay:
Kết quả: Hoàn thành tốt công tác khám bệnh nhân nội trú và ngoại trú:  Từ khi được thành lập đến nay, khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ngày càng được nâng cao, khoa khám và điều trị các bệnh:
1. Bệnh động mạch vành tim: cơn đau thắt ngực, hội chứng mạch vành mạn, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim cấp.
2. Bệnh suy tim: Các bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ hay nguyên nhân khác.
3. Các loại rối loạn nhịp tim: chẩn đoán và điều trị các loại rối loạn nhịp tim nhanh ( nhịp tim nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ nhanh, nhịp nhanh thất), ngoại tâm thu thất, và các trường hợp rối loạn nhịp tim chậm.
4. Các bệnh lý van tim (hẹp, hở van tim hai lá, van động mạch chủ ...) và bệnh lý tim bẩm sinh: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ.
5.  Các loại bệnh tim mạch khác như xơ vữa động mạch, thuyên tắc mạch do huyết khối, bệnh động mạch ngoại biên, nhiễm trùng tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng áp phổi.
6. Các bệnh lý tim mạch thai kỳ: tăng huyết áp thai kỳ, rối loạn nhịp tim trong thai kỳ, bệnh cơ tim chu sinh...
Các bệnh bệnh nhân điều trị nội trú được các BS chăm sóc tận tình, chu đáo, hiệu quả, những trường hợp bệnh nặng, bệnh phức tạp được hội chẩn với trưởng khoa, hội chẩn liên khoa hoặc hội chẩn toàn viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh nhân sau khi xuất viện sẽ được tiếp tục tái khám định kỳ.
Mỗi ngày khoa khám cho khoảng 130-180 bệnh nhân ngoại trú, khoa cũng thực hiện một số hoạt động chẩn đoán và trị liệu khác như theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ, theo dõi điện tâm đồ 24 giờ ;Tổ chức khám cho bệnh nhân tim mạch vào chủ nhật mỗi tháng  một lần.
  • Đào tạo: Khoa luôn tạo điều kiện cho các bác sĩ và điều dưỡng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm nâng cao khả năng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, bệnh nhân ngày càng tốt hơn. Khoa là cơ sở thực tập của sinh viên Trường CĐ Y tế Đồng Nai và sinh viên ĐH Y Dược TP.HCM.
    Từ năm 2010 đến nay khoa có 01 BS học CKII, 07 BS học CKI, 02 BS học về hồi sức cấp cứu tim mạch, 04 điều dưỡng học CĐ điều dưỡng; Từ năm 2014 – 2016 : Khoa là nơi thực tập và tổ chức thi tốt nghiệp lâm sàng Nội khoa cho sinh viên Y liên thông (năm cuối) của Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Hiện khoa vẫn tham gia giảng dạy  cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
  • Nghiên cứu khoa học: Những năm qua, Khoa đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học như:
- Nghiên cứu đặc điểm chỉ số huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 (năm 2014)
- Khảo sát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 (năm 2015) - - Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai (năm 2016).
- Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường type 2 bằng holter điện tim 24 giờ (năm 2017).
-  Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy tim mạn vào khoa nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai (năm 2018).
  1. Khen thưởng:
  1. Tập thể: Khoa đạt Danh hiệu Tập thể Lao động Xuất Sắc các  năm  2016, 2017
  2. Cá nhân: BS. Trưởng khoa đạt danh hiệu:
    + Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh các năm 2007, 2012, 2016
+ Bằng khen UBND tỉnh năm 2011, 2018
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012.
  1. Hướng phát triển:
  1. Tiếp tục thu hút nhân lực bác sĩ, điều dưỡng, đào tạo và đưa đi đào tạo chuyên khoa nhằm tách Khoa Nội Tim mạch - Lão Học thành  02 khoa Nội Tim mạch và Lão khoa phát triển theo hướng chuyên khoa sâu.
  2. Xây dựng buồng  hồi sức cấp cứu tim với đầy đủ nhân lực, mạch máy móc, trang thiết bị chuyên sâu; Tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kỹ thuật cao của bệnh viện trong chẩn đoán và điều trị.

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.