zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Khoa Vi Sinh (Department Of Microbiology)

KHOA VI SINH
 
 

  1. Địa chỉ: Tầng 2, Khu Nhà C - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
  2. Điện thoại: 0251.388.6823 (214)
  3. Cơ cấu tổ chức:
Tổng số CBVC: 23 người
Trong đó:
01 Bác sĩ Tiến sĩ (Trưởng khoa)
01 Bác sĩ
01 Thạc sĩ Vi sinh
01 Thạc sĩ Ký sinh trùng
12 Cử nhân Xét nghiệm, Sinh học, Công nghệ sinh học
06 Cao đẳng Xét nghiệm
1 Hộ lý
Text Box:   
  1. Ban lãnh đạo đương nhiệm:
 

 Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Tuấn – Trưởng khoa
 

Cử nhân Ngô Thị Bích Huyền - Kỹ thuật viên trưởng khoa
 
  1. Một số hình ảnh hoạt động phòng:

Tập thể khoa Vi Sinh
 

Bác sĩ Trưởng khoa tư vấn sàng lọc ung thư
bằng phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới cho bệnh nhân

Phòng xét nghiệm miễn dịch

Phòng xét nghiệm vi khuẩn và ký sinh trùng
 

Phòng xét nghiệm y sinh học phân tử
 

Hệ thống vận chuyển mẫu hiện đại
 
  1. Chức năng, nhiệm vụ:
Thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa Vi sinh: Vi sinh Miễn dịch, Y sinh học Phân tử Vi khuẩn và Ký sinh trùng, Sàng lọc trước và sau sinh, Test hơi thở C13 phát hiện H. pylori… phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú cũng như việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của khách hàng.
Tham gia Kiểm soát Nhiễm khuẩn bệnh viện, tham gia phòng chống các dịch bệnh mới nổi và tái nổi…
Phối hợp chặt chẽ với khoa lâm sàng để nâng cao chất lượng xét nghiệm.
Theo dõi, quản lý thực hành xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học.
Lập kế hoạch, dự trù trang thiết bị, hóa chất vật tư phục vụ công tác xét nghiệm.
Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh trang thiết bị.
Định kỳ kiểm tra chất lượng xét nghiệm, cập nhật các quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật để đảm bảo kết quả chính xác, tin cậy.
Nơi thực tập của các đối tượng sinh viên, đặc biệt là các sinh viên chuyên ngành xét nghiệm.
Tham mưu, báo cáo cho giám đốc bệnh viện về lĩnh vực được phân công và các vấn đề liên quan.
Khoa được trang bị các hệ thống máy móc hiện đại:

  • Vi sinh miễn dịch:
Xét nghiệm miễn dịch là một kỹ thuật xét nghiệm sử dụng kháng thể, kháng nguyên đặc hiệu để tìm ra dấu ấn của vi khuẩn, virus (kháng thể, kháng nguyên), hay chính những sản phẩm của cơ thể nhưng ở mức nồng độ thấp/cao (TSH, Cortisol,...), chỉ dấu khối u (AFP, CEA,...). Từ đó hỗ trợ cho việc phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, viêm nhiễm,…
Sau khi các tác nhân gây bệnh - gọi chung là kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể. Thực chất, những kháng thể này là một loại protein, chúng có khả năng liên kết với kháng nguyên đặc biệt, giống như chìa khóa và ổ khóa.
Các kháng thể sẽ có nhiệm vụ vô hiệu hóa các kháng nguyên và đồng thời thu hút một số tế bào miễn dịch đến để tiêu diệt, loại trừ các mầm bệnh. Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch dựa trên phản ứng kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu này để tìm các "dấu ấn" của bệnh.

  • Hệ thống xét nghiệm Miễn dịch hoàn toàn tự động Architect i2000SR.
  • Hệ thống xét nghiệm Miễn dịch hoàn toàn tự động DXI 800.
  • Hệ thống xét nghiệm Miễn dịch hoàn toàn tự động Cobas 6000 e601.
  • Hệ thống xét nghiệm Miễn dịch hoàn toàn tự động Sysmex HISCL-5000.
  • Vi khuẩn:
Xét nghiệm vi sinh là xét nghiệm phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh vật trên mẫu nhằm tìm ra căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.
Đối tượng của xét nghiệm vi sinh này là các vi sinh vật gây bệnh có trong mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm có thể thu thập được từ người, động vật, môi trường sống hay các loại dụng cụ, thức ăn... nghi chứa căn nguyên gây bệnh.
Phạm vi áp dụng của xét nghiệm vi sinh rất đa dạng, có thể sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị, dịch tễ học hoặc trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học hay pháp lý.  

  • Hệ thống máy định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ tự động PHOENIX 100.
  • Hệ thống máy định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ tự động MicroScan WalkAway 40 plus.
  • Hệ thống máy cấy máu tự động BECTEC 9050.
  • Hệ thống máy cấy máu tự động DL-BT64.
  • Hệ thống máy nhuộm Gram tự động Aerospray Gram 7322.
  • Hệ thống máy nhuộm BK tự động Aerospray TB 7722.
  • Y sinh học Phân tử:
Xét nghiệm sinh học phân tử là một thuật ngữ dùng để nói về các xét nghiệm nhằm phát hiện các chỉ thị sinh học ở mức độ phân tử như các đoạn acid nucleic, các gen hoàn chỉnh hay thậm chí là các bộ gen của vi sinh vật.
Xét nghiệm sinh học phân tử là một phản ứng tổng hợp chuỗi gen PCR, là một bước tiến nhảy vọt từ thành công của kỹ thuật nhận dạng và giải trình gen. Kỹ thuật này nhằm giúp việc xác định nguyên nhân gây bệnh được nhanh chóng và chính xác hơn để phục vụ cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Trong xét nghiệm sinh học phân tử, người ta bắt buộc phải sử dụng chứng dương và chứng âm. Chứng dương là các mẫu chứng có chứa đoạn ADN/ARN mục tiêu đã được biết trước. Chứng âm là những mẫu chứng không có đoạn ADN/ARN mục tiêu để nhằm giúp kiểm soát được quá trình nhiễm chéo khi thực hiện các phản ứng.
Xét nghiệm sinh học phân tử sử dụng 2 kỹ thuật chính đó là kỹ thuật tổng hợp PCR và kỹ thuật Real-time PCR.

  • Hệ thống máy giải trình tự gen thế hệ mới Ion Torrent (NGS).
  • Hệ thống máy sinh học phân tử Realtime PCR TOTOR GENE Q.
  • Hệ thống máy sinh học phân tử Realtime PCR COBAS 4800.
  • Hệ thống máy sinh học phân tử Realtime PCR Dtlite.
  • Hệ thống tách chiết Acid nucleic tự động MagNaPure.
  • Hệ thống tách chiết Acid nucleic tự động QiaCub.
  • Hệ thống tách chiết Acid nucleic tự động TanBead.
- Hệ thống các máy xét nghiệm tự động vận hành thông qua hệ thống đọc mã vạch. Kết quả xét nghiệm sẽ được chuyển tự động từ máy xét nghiệm sang hệ thống phần mềm quản lý xét nghiệm Elab. Từ đó, các bác sỹ có thể trực tiếp xem kết quả xét nghiệm tại bệnh phòng trên hệ thống mạng của bệnh viện.
- Toàn bộ kết quả xét nghiệm được khoa kiểm soát bằng hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ (IQC) với các chương trình và mẫu kiểm chuẩn của hãng và của randox,… Các mẫu kiểm chuẩn được thực hiện hàng ngày trên hệ thống máy xét nghiệm trước khi tiến hành xét nghiệm.
- Ngoài ra, Khoa còn tham gia những chương trình ngoại kiểm (EQC) từ Trung tâm Kiểm chuẩn Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Đại học Y Hà Nội. Hàng năm Khoa được cấp chứng nhận tham gia và đạt chuẩn theo yêu cầu của trung tâm.

  1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển:
         Khoa Vi sinh được hình thành từ tiền thân là khoa Xét nghiệm chung, được tách ra thành 3 khoa Hóa sinh, khoa Huyết học và truyền máu, Khoa Vi sinh, từ ngày 15/03/2011.
  1. Những thành tích nổi bật:
Nghiên cứu khoa học:
* Đề tài nghiên cứu khoa học:

TT Tên đề tài nghiên cứu/ Lĩnh vực ứng dụng Năm hoàn thành Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, trường) Trách nhiệm tham gia trong đề tài
 
 
01
Khảo sát tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn đa kháng và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai  
2014
Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đồng Nai Thư ký đề tài
 
 
 
02
Đánh giá tình trạng kháng carbapenem của chủng Acinetobacter baumannii đa kháng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2013  
 
2015
 
Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đồng Nai
 
 
Thư ký đề tài
 
 
03
Nghiên cứu tính kháng Carbapenem của các gen blaOXA thường gặp ở A. baumannii tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 2016 Ngành Y tế Đồng Nai  
Chủ nhiệm đề tài
04 Nghiên cứu tính kháng carbapenem ở mức độ phân tử của Acinetobacter baumannii gây nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai  
2019
Đại học       Quốc gia        Tp. HCM Nghiên cứu sinh Tiến sĩ
 
05
Lượng giá quy trình phát hiện sớm bốn nhóm ung thư phổ biến dựa trên khảo sát DNA phóng thích từ khối u vào trong máu (Ct DNA)  
 
2022
 
Quốc gia
 
Nghiên cứu viên chính
 
 
 
 
* Công bố khoa học trên các tạp chí uy tín:

TT Tên công trình Năm công bố Tên tạp chí
1 Giá trị MIC của Acinetobacter baumannii trong thực hành lâm sàng ở Bệnh viện    Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai.  
2014
Tạp chí Y học Thực hành
2 Phát hiện các gene blaOXA ở Acinetobacter baumannii bằng multiplex PCR-ELISA 2014 Tạp chí  Y họcTp. Hồ Chí Minh
3 Các tiến bộ gần đây trong sàng lọc đề kháng kháng sinh ở Acinetobacter baumannii 2015 Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam
4 Tác dụng phối hợp của colistin với meropenem lên Acinetobacter baumannii mang nhóm gene thủy phân carbapenem gây viêm phổi bệnh viện 2016 Tạp chí Y học Thực hành
5 The molecular epidemiology and antimicrobial resistance phenotypes of Acinetobacter baumannii isolated from patients in three hospitals in southern Vietnam  
2017
Journal of Medical Microbiology (ISI-Q1)
6 New eight genes identified at the clinical multidrug-resistant Acinetobacter baumannii DMS06669 strain in a Vietnam hospital  
2017
Annals of clinical microbiology and antimicrobials (ISI-Q2)
7 Comparative computed flow dynamic analysis of different optimization techniques in left main either provisional or culotte stenting  
2017
Journal of translational internal medicine
8 Carbapenemase genes and multidrug resistance of Acinetobacter baumannii: A cross sectional study of patients with pneumonia in Southern Vietnam  
2019
Antibiotics
(ISI-Q2)
9 Tác dụng in-vitro thấp của colistin/tigecycline so với rifampin/meronem lên Acinetobacter baumannii kháng carbapenem và mối liên quan với gen mã hóa carbapenemase  
2019
 
Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam
10 Genomic features, whole-genome phylogenetic and comparative genomic analysis of extreme-drug-resistant ventilator-associated-pneumonia Acinetobacter baumannii strain in a Vietnam hospital  
2020
Infection, Genetics and Evolution
(ISI-Q1)
11 High rates of clarithromycin and levofloxacin resistance of Helicobacter pylori in patients with chronic gastritis in the south east area of Vietnam  
2020
Journal of Global Antimicrobial Resistance
(ISI-Q2)
 
 
 
* Hội nghị khoa học quốc tế uy tín:

TT Tên công trình Năm công bố Tên hội nghị
1 Whole genome analysis of clinical multidrug-resistant Acinetobacter baumannii strains in Vietnam hospital  
2018
 
The ASM Conference on Rapid Applied Microbial Next-Generation Sequencing and Bioinformatic Pipelines
2 Virulent factors, prophage regions and pan-genome analysis of the clinical multidrug-resistant Acinetobacter baumannii strains in a Vietnam Hospital  
2018
The 8th ASEAN Conference of Tropical Medicine and Parasitology (ACTMP) 2018
3 Virulent factors and pan-genome analysis of the clinical multidrug-resistant Acinetobacter baumannii strains in a Vietnam Hospital  
2018
The 1st International Conference on Microbiology One Health
4 Genomic features, novel antibiotic resistance genes and pan-genome analysis of clinical multidrug-resistant Acinetobacter baumannii strains in Vietnam hospital  
2018
The 7th European Clinical Microbiology Congress”during November 01-02, 2018at London, United Kingdom.
5 Comparative genomic analysis of rapid evolution of the extreme-drug-resistant VAP Acinetobacter baumannii clones in a Vietnam hospital  
2019
The 9th International Congress of the ASIA Pacific Society of Infection Control
 
 
 

  1. Khen thưởng:
Tập thể:
Nhiều năm liền đạt tập thể lao động xuất sắc: Từ 2013 đến nay.
Bằng khen UBND tỉnh các năm 2014, 2016, 2018, 2020, 2021.
Tổ Công đoàn Xuất Sắc nhiều năm liền.
Là Phòng xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 từ 6/4/2020.

Cá nhân:
01 Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh năm 2015;
02 Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2017, 2022;
01 Bằng khen của Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam năm 2020;
05 Bằng khen của UBND tỉnh các năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021.
Mỗi năm có 1-2 nhân viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và nhiều nhân viên được Giấy khen của Giám đốc Sở Y tế.

  1. Hướng phát triển:
 Hoàn thiện cở sở hạ tầng, tự động hóa trong việc vận chuyển mẫu xét nghiệm.
Tiếp tục duy trì tốt mọi hoạt động chuyên môn của khoa, đặc biệt công tác nội kiểm, ngoại kiểm xét nghiệm để nâng cao chất lượng xét nghiệm.
Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng xét nghiệm, hướng đến tiêu chuẩn ISO 15189.
Thực hiện tốt Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 qui định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm. Duy trì và phấn đấu đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học.
Phối hợp với lâm sàng triển khai các xét nghiệm chuyên sâu nhằm đáp ứng tốt công tác chuẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
Xây dựng và triển khai kế hoạch về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực xét nghiệm y học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn để triển khai, quản lý, kiểm soát có hiệu quả công tác quản lý chất lượng phòng xét nghiệm y học đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
 Triển khai Trung tâm Y sinh học Phân tử.
Tầm nhìn đến năm 2025:
 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng sạch đẹp, khang trang. Hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại với hệ thống vận chuyển và trả kết quả tự động cho toàn bệnh viện.
 Đảm bảo đạt và duy trì hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm theo ISO 15189 và đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2 cho labo xét nghiệm.
 Thực hiện và tiêu chuẩn hóa tất cả các xét nghiệm và các xét nghiệm chuyên sâu phục vụ lâm sàng.
Triển khai phòng khám trị liệu ứng dụng công nghệ tế bào gốc (huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị bỏng, vết thương đái tháo đường, viêm khớp,…).
Trở thành đơn vị tiếp nhận và đào tạo thực tập lâm sàng sau đại học cho các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.


× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.