zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Bộ y tế

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe báo cáo về chiến lược dinh dưỡng mới

06/12/2020 - 196

 

(Chinhphu.vn) – Chiều 04/12/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe Bộ Y tế và đại diện các tổ chức quốc tế báo cáo một số nội dung quan trọng trong dự thảo Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe báo cáo về một số nội dung quan trọng trong dự thảo Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030. Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Những năm qua, việc thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020 đã đạt được kết quả đáng ghi nhận khi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em Việt Nam đã giảm từ mức trung bình (29,3% vào năm 2010) xuống mức thấp (dưới 20% vào năm 2020).

Chiều cao đạt được của nam thanh niên Việt Nam hiện nay là 1,68m, vượt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là 1,67m. Điều này chứng tỏ các can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam đạt được hiệu quả bền vững.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng những kết quả đó có sự giúp đỡ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng Thế giới (WB), Chính phủ các nước như Nhật Bản, Canada, Ireland...

Tuy vậy, vấn đề suy dinh dưỡng dai dẳng vẫn tồn tại ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng hay xảy ra thiên tai... Bên cạnh đó đã có xu hướng gia tăng bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ em nhiều đô thị, các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch và chuyển hoá. Do vậy, cùng với nỗ lực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, cần phòng ngừa, ngăn chặn gia tăng của bệnh thừa cân béo phì.

Các ý kiến tại cuộc họp cho rằng Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030 phải đặt ra những mục tiêu cao hơn, mạnh mẽ hơn.

Việc cải thiện chế độ dinh dưỡng cần kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp khác như nước sạch, vệ sinh môi trường, chất lượng không khí… Đối với khu vực nông thôn, miền núi cần có những cách làm mới đảm bảo cho trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc, ăn uống đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tế ở các địa phương.

“Chúng ta đề ra định hướng chung nhưng phải có những mục tiêu rất riêng, cụ thể cho từng khu vực, địa phương”, Phó Thủ tướng nói.

Chiến lược dinh dưỡng trong giai đoạn mới, cùng với nguồn lực của nhà nước cần có giải pháp cụ thể để huy động sự tham gia của cộng đồng, xã hội với sự điều phối chung của Bộ Y tế.

Bộ Y tế cần khẩn trương triển khai Chương trình sức khoẻ Việt Nam với 3 mục tiêu cụ thể là: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; Thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. 

Các ý kiến cũng cho rằng vấn đề dinh dưỡng học đường cần được coi trọng đặc biệt. Các trường học không chỉ cung cấp bữa ăn hay triển khai chương trình sữa học đường mà cần tăng cường giáo dục, cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho phụ huynh, các thầy cô giáo và học sinh, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi./.




Nguồn: Cổng thông tin điện tử BYT

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.